Thursday 9 February 2017

Chú thích

Tây Sương Kí 西 Mái Tây



I.1
<*01*> đem linh cữu quàn tạm trong chùa Phổ Cứu: nguyên văn "tương giá linh cữu kí tại Phổ Cứu tự nội" ; bản dịch ghi "đem linh cữu hoàn tạm trong chùa Phổ Cứu" (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 48).

<*02*> kết nghĩa anh em: nguyên văn "bát bái chi giao" .

<*03*> yên thêu: nguyên văn "tú an" ; tức là yên ngựa có thêu thùa cho đẹp.

<*04*> án tuyết: nguyên văn "huỳnh song tuyết án/tuyết song huỳnh hỏa" /; có hai điển cố: Xa Dận  người đời Tấn, thuở nhỏ nhà nghèo, phải dùng ánh sáng của đom đóm để đọc sách; Tôn Khang  người đời Tống, nhà nghèo, nhờ tuyết chiếu sáng mà đọc sách.

<*05*> chín châu: nguyên văn "cửu châu" ;; chỉ Trung Quốc.
 
<*06*> nói năng đùa cợt mặt ta: nguyên văn "tắc trước nhân nhãn hoa liêu loạn khẩu nan ngôn" ; tồn nghi: chữ "nhãn"  nghĩa là "mắt", các bản tìm thấy trên Internet đều ghi là "mặc" có phần không hợp nghĩa, ở đây vẫn ghi theo bản dịch gốc là "mặt" (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 55).

<*07*> cảnh Bồng Lai: Bồng Lai  là tên của một trong ba hòn núi ở biển Bột Hải , tương truyền là nơi thần tiên ở; hai hòn núi kia là Phương Trượng  và Doanh Châu . Nhượng Tống mượn tên Bồng Lai để dịch nguyên văn "Đâu Suất cung" ; Phật tổ trước khi thành Phật đã ở trời Đâu Suất.

<*08*> sao tôi lại gặp con người thần tiên: nguyên văn "thùy tưởng trước tự lí ngộ thần tiên" ; nghĩa là: ai ngờ ở trong chùa này lại được gặp thần tiên.

<*09*> trâm hoa: nguyên văn "thúy hoa điền" ; chỉ vật trang sức hình hoa khắc hoặc khảm bằng vàng bạc châu báu; bản dịch ghi "trăm hoa" (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 56).

<*10*> mày in trăng mới xinh thay: nguyên văn "tắc kiến tha cung dạng mi nhi tân nguyệt yển" ; chữ "mi"  nghĩa là "lông mày con mắt", bản dịch ghi "mây in trăng..." (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 56).

<*11*> nghĩ hươu tính vượn: nguyên văn "ý mã tâm viên" ; chỉ tư tưởng giống như ngựa và vượn, nghĩa là hoang mang chưa định.

<*12*> tôi thì rằng: chính chùa thờ đức phật bà Quan Âm: nguyên văn "ngã đạo thị nam hải thủy nguyệt Quan Âm hiện" .

<*13*> nguồn Đào: nguyên văn "Vũ Lăng nguyên" ; theo bài tự "Đào hoa nguyên kí"  của Đào Uyên Minh , có một người làm nghề đánh cá, đời Tấn, ở quận Vũ Lăng, một hôm tình cờ đi thuyền lạc vào một rừng hoa đào, gặp những người sinh sống trong đó, như một chốn thần tiên, hoàn toàn cách biệt với người ngoài.
https://zh.wikipedia.org/zh-tw/桃花源#/media/File:P1080320.jpg



I.2
<*01*> quần áo sô: nguyên văn "cảo tố"  quần áo tang màu trắng.

<*02*> cha mẹ sinh con bao công khó nhọc...: nguyên văn "Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao..." , ... § Thi Kinh  có bài Lục nga  cỏ nga cao lớn. Ông Vương Biều nhà Tấn đọc bài thơ ấy tới câu "Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao" ,  liền chảy nước mắt; học trò thấy thế, bỏ thơ Lục nga không học nữa. Vì thế thường dùng thơ này để chỉ người có lòng hiếu nhớ đến cha mẹ.

<*03*> em lại không phải thầy số, cần gì cậu phải kể ngày sinh tháng đẻ: cả câu này không có trong nguyên tác. Nhượng Tống viết thêm vào... cho vui! (như một "cái đuôi" trong một số bản dịch của Bùi Giáng).

<*04*> chớ làm việc trái lễ! chớ nói lời trái lễ: nguyên văn "phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động" , . § Nhượng Tống bỏ không dịch một đoạn dài nói về lễ nghĩa (hơi rườm rà).



I.3
<*01*> thông minh hơn người: nguyên văn "tinh tinh đích tự cổ tích tinh tinh" ; người thông minh từ xưa yêu quý người thông minh.

<*02*> non thề bể hẹn: nguyên văn "hải thệ sơn minh" .

<*03*> dưới gốc bích đào: nguyên văn "bích đào hoa hạ" ; phiếm chỉ nơi trai gái hẹn ước.


I.4
<*01*> còn gì sung sướng hơn người vô tâm: nguyên văn "đa tình khước bị vô tình não" ; ý nói mọi người chung quanh cùng các nhà sư đều ồn ào náo nhiệt làm lễ chay, không ai hiểu nỗi lòng Trương sinh đang vì Oanh Oanh áo não tương tư. Câu này mượn từ bài Điệp luyến hoa  của Tô Đông Pha:
...
Tường lí thu thiên tường ngoại đạo. 
Tường ngoại hành nhân, 
Tường lí giai nhân tiếu. 
Tiếu tiệm bất văn thanh tiệm tiễu, 
Đa tình khước bị vô tình não.
...
.
, .
,
.
Tuệ Sỹ dịch: Bên trong tường là cái xích đu, bên ngoài tường là con đường cái. Bên ngoài tường là lữ khách đi, bên trong tường là người đẹp đang cười. Cười nghe càng lúc càng nhỏ và tiếng càng lúc càng ngậm ngùi, cái đa tình đã thường bị cái vô tình làm ray rứt.



II.1
<*01*> gối chăn: nguyên văn "Giao tiêu chẩm" ; tương truyền "Giao tiêu" là lụa mịn do người Giao  ở bể Nam Hải dệt.

<*02*> nằm mòng: nguyên văn "truân"  chợp mắt ngủ, mơ mơ màng màng.

<*03*> mẹ tuổi sáu mươi: nguyên văn "lão thân niên lục thập niên" ; bản dịch ghi "mẹ tuổi ngoài năm mươi" (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 123).



II.2 Vây chùa (tiếp theo)
<*01*> Chẳng kinh kệ cũng không tụng niệm: nguyên văn "bất niệm Pháp Hoa kinh, bất lễ lương hoàng sám" ; "lương hoàng sám" nguyên danh là "Từ bi đạo tràng sám pháp".

<*02*>  dở gái, dở trai: nguyên văn "nữ bất nữ, nam bất nam"  gái chẳng ra gái, trai chẳng ra trai.



II.2 Viên môn Đỗ Tướng quân
<*01*> Thư viết ngày 16 tháng Hai: nguyên văn "nhị nguyệt thập lục nhật thư" ; sách in là "Thư viết ngày 26 tháng Hai" (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 137).

<*02*>  Tôn Phi Hổ ơi: đoạn này không thấy trong nguyên tác. Nhượng Tống dịch thường rất sát ý Vương Thực Phủ. Chỗ này hơi có ý hài hước, tựa như Bùi Giáng sau này hay thêm mấy "cái đuôi" trong những bản dịch của ông (cf. Mùi Hương Xuân SắcNhà sư vướng lụy, v.v.).


II.3
<*01*> nguyên văn đoạn mở đầu ở đây đã chuyển dịch ở cuối chương II.2 ( Viên môn Đỗ Tướng quân, sau đoạn (08): "Ngày mai gọi là có chén rượu nhạt, cho con Hồng sang mời, thế nào cậu cũng chiếu cố cho."

<*02*> áo bào trắng bong: nguyên văn "bạch lan"  (lán)  một thứ áo quần trên dưới liền nhau, học trò (sĩ nhân ) mặc ngày xưa (theo trang web: http://www.digibooks.com.tw/xpe/portal/795426eb-6ba2-401c-9f33-ccbd5b8727ae/-1/221500/read/).

<*03*> chùng chình: nguyên văn "tiêu đình"  chậm chạp, thong thả, không hoảng vội.

<*04*> đèn xanh quyển vàng: nguyên văn "hoàng quyển thanh đăng"  chỉ đời sống đạm bạc của thư sinh. § Quách Tấn dịch bài Ðông lộ  (trong tập Bắc Hành tạp lục của Nguyễn Du) cũng có câu: Ðường hé quyển vàng khuây gió bụi, Trạm lau gương sáng ngắm mày râu (nguyên tác: Tha hương nhan trạng tần khai kính, Khách lộ trần ai bán độc thư , ).

<*05*> cậu đừng làm gái: nguyên văn "tiên sanh hưu tác khiêm" : xin cậu đừng làm ra khiêm tốn, nhún nhường (... e lệ rụt rè như con gái thời xưa). 


II.4
<*01*> cầu Lam sóng dẫy nước đầy mênh mông: nguyên văn "bạch mang mang dật khởi Lam Kiều thủy" , do câu "thủy yểm Lam Kiều" , tỉ dụ trai gái yêu nhau gặp phải trắc trở chia lìa. § Tương truyền đời Đường, Bùi Hàng   hỏng thi, đi qua trạm Lam Kiều , gặp nàng Vân Anh   ở đây. Bà mẹ nàng bảo hễ có cái chày giã thuốc bằng ngọc đem lại kháp vừa cái cối ngọc thì gả con gái cho. Về sau Bùi Hàng lấy được Vân Anh và hai người đều thành tiên (Thái bình quảng kí ,, Bùi Hàng ). Truyện Kiều có câu: Nỗi riêng nhớ ít tưởng nhiều, Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang (265-266).

<*02*> đôi cá vợ chồng: nguyên văn "bỉ mục ngư" , loài cá mình dẹp, mắt dính liền một bên. Tỉ dụ: hai người thương yêu nhau hoặc vợ chồng.

<*03*> chén ngọc, rượu đào: nguyên văn "ngọc dịch kim ba" , chỉ các thứ rượu ngon quý.

<*04*> cành Nam giấc mộng tỉnh rồi: nguyên văn "mộng lí nam kha" . Nam Kha : chỉ cảnh mộng. Theo tích Thuần Vu Phần  uống rượu say, nằm mơ được vinh hoa phú quý ở Hòe An quốc , tỉnh giấc, chén thừa còn đó, nhìn thấy tổ kiến ở dưới cành nam cây hòe, chính là quận Nam Kha  trong mộng. § Cung Oán Ngâm Khúc có câu: Giấc Nam Kha khéo bất tình, Bừng con mắt dậy thấy mình tay không.

<*05*> giải đồng: nguyên văn "đồng tâm lũ đái" , tức "đồng tâm kết"  chỉ hai người cùng lòng giao kết yêu thương nhau.  



II.5
<*01*> Nhượng Tống không dịch đoạn này, gồm tên những khúc đàn nổi tiếng thời xưa: Xà phúc , Đoạn văn , Phong dương , Tiêu vĩ , Băng huyền .

<*02*> mấy người ăn ở thủy chung ở đời: nguyên văn "Mĩ bất hữu sơ, Tiển khắc hữu chung" ,  (Xem: Thi Kinh, Đại Nhã , Đãng ), ý nói: Lúc ban đầu mệnh trời không bao giờ có điều chẳng lành, nhưng loài người lại ít kẻ sống trọn theo đạo lành (nghĩa là không biết ăn ở thủy chung).

<*03*> rán phượng ninh rồng: nguyên văn "bào phụng phanh long" , tỉ dụ yến tiệc linh đình, đủ các giai hào mĩ vị.

<*04*> trăng quầng: nguyên văn "nguyệt lan" , tức là "nguyệt vựng" : báo hiệu trời sẽ có gió.

<*05*> xà tích: nguyên văn "hoàn bội"   vòng ngọc, dây chuyền... phụ nữ thời xưa dùng đeo làm đồ trang sức, đi đâu đều nghe tiếng vang.  
 
<*06*> hàng ngựa sắt: nguyên văn "thiết mã" ; còn gọi là "phong linh" :: một thứ vật dụng làm bằng kim loại, thủy tinh, ống tre..., treo dưới mái hiên nhà hoặc bên cạnh cửa sổ, khi gió thổi liền vang lên tiếng nhạc leng keng. Cả câu: Mạc bất thị thiết mã nhi diêm tiền sậu phong? ? § Nhượng Tống dịch: Phải hàng ngựa sắt, gió thổi quanh trước rèm? 

<*07*> Bổng như tiếng hạc trên mây, Trăng trong gió mát qua bay ngang trời: nguyên văn "Kì thanh cao, tự phong thanh nguyệt lãng hạc lệ không" . Bản dịch in là "Bổng như tiếng hạc trên mây, Trăng trong, gió mát, quạ bay ngang trời". Dấu nặng thêm vào chữ "qua" chắc hẳn in lầm (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 184).

<*08*> Văn Phượng Cầu Hoàng: nguyên văn "Phượng cầu hoàng" , tên bản đàn Tư Mã Tương Như gảy cho Trác Văn Quân nghe.

<*09*> Lưu Thủy, Hành Vân... Ly Hoài: tên những khúc đàn cổ; nguyên văn: "Thanh dạ văn chung" , "Hoàng hạc" ...

<*10*> hàng con tiện: nguyên văn: "kỉ hoảng nhi"  mấy cái chấn song.



III.1
<*01*> rám rỉnh: nguyên văn cả câu "thứ liễu tha sáp trệ khí sắc"  thấy cậu Trương vẻ mặt nhám sít, không được tươi tắn dễ chịu.

<*02*> sứ giả nhà trời: nguyên văn "ngũ ôn sứ" 使 thần reo rắc dịch bệnh ở cõi người ta.

<*03*> cậu cử: nguyên văn "điện thí" 殿 cuộc thi cử cấp cao nhất tổ chức ở cung điện hoàng đế; đời Nguyên cũng tôn xưng người đi thi là "điện thí".



III.2
<*01*> không có ý gì khác: nguyên văn "phi hữu tha ý" ; bản dịch in là "không có  gì khác" (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 222).

<*02*> "vảo lèn": nguyên văn "nữ tự biên cán"  tức là chữ "gian"  (gồm ba chữ "nữ" ). Cũng có người giải thích "nữ tự biên can"   là chữ "gian"  (viết giản thể). Đây là lời con Hồng nói bóng gió: Thôi Oanh Oanh trong lá thư gửi Trương Quân Thụy đã hẹn ngầm để cho chàng này "lẻn vào" phòng riêng, tức là đã có ý gian dâm. 

<*03*> kẻ giờ: nguyên văn "nhân gia phong phạm"  con nhà có khuôn phép mẫu mực.




III.3
<*01*> giàn văn côi: nguyên văn "đồ mi giá" ; bản dịch ghi "đàn văn côi": có lẽ là một lỗi ấn loát; "văn côi", còn có tên là "mai côi" , tức là hoa "tường vi"  (rosa), cũng gọi là "đồ mi" ; "giá" : cái giàn. Trong bài thánh ca Ngắm Văn Côi Ðức Bà có câu: "Vườn Rosa (Văn côi) bao quanh trái đất, Cảnh thiên nhiên thật rất diệu hiền." (cf. http://www.xuanha.net/Thang10-Memancoi/43ngamvancoiducba.htm)

source http://www.jianshu.com/p/91ca06a1dd50




III.4
<*01*> Bốn dòng nguyên văn sau đoạn (04), Nhượng Tống đem xuống dịch ở sau đoạn (11). Phụ chú: "Thục, thảo, khung, quế, cầm, quân tử, đất tường đông" đều là tên các vị thuốc (cf. bản dịch của Nhượng Tống, trang 267).


IV.1
<*01*> Nguyệt di hoa ảnh, nghi thị ngọc nhân lai , 

Truyện Kiều (437-438)
Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.


<*02*> hiền hiền dị sắc 
Tôn trọng người hiền, coi thường sắc đẹp. ◇Luận Ngữ : Hiền hiền dị sắc, sự phụ mẫu năng kiệt kì lực, sự quân năng trí kì thân , ,  (Học nhi ) Tôn trọng người hiền, coi thường sắc đẹp, thờ cha mẹ hết sức mình, thờ vua hiến cả thân mình.

<*03*> Thẩm vấn minh bạch, chỉ nghi thị tạc dạ mộng trung lai , 

Truyện Kiều (443-444)
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?


Trong Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim chú giải như sau:
Tây Sương: Dữ ngã thật thị minh bạch, an tri bất thị mộng trung lai ,  (trang 79).

hv-ebook: Câu thơ dẫn chứng trong sách của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim không đúng với nguyên văn.



IV.2
<*01*> ◇Luận Ngữ : Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kì hà dĩ hành chi tai , ,  (Vi chánh ) Xe lớn không có đòn nghê, xe nhỏ không có đòn ngột, thì lấy gì mà đi.



IV.3
<*01*> Hiểu lai thùy nhiễm sương lâm túy? Tổng thị li nhân lệ ? 

Nhượng Tống dịch:
Rừng phong ai nhuộm đỏ tươi,
Phải chăng nước mắt của người biệt ly?


Truyện Kiều (1519-1520):
Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.


source: http://www.szlun.com/mxxz/2015/0224/12696.html

Trong Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim chú giải như sau:
Tây Sương: Thu lai thùy nhiễm phong lâm thúy  Mùa thu ai đem nhuộm mất cái màu xanh của rừng cây phong (trang 132).

"Sương diệp"  chỉ "lá cây phong". Ngoài ra, câu thơ dẫn chứng trong sách của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim không đúng với nguyên văn.


IV.4
<*01*> Bật hồng mau: nguyên văn "đả khởi hỏa bả giả"  nghĩa là "đốt bó lửa lên soi".











rev. 2023-08-04 dtk







No comments:

Post a Comment